Phân loại Chi_Tuyết_tùng

Tuyết tùng Himalaya.

Tuyết tùng có chung một cấu trúc hình nón rất giống với lãnh sam và theo truyền thống thường được coi là có liên quan chặt chẽ, nhưng bằng chứng phân tử hỗ trợ một vị trí cơ bản riêng trong việc phân loại.[3][4]

Có năm phân nhánh của chi Tuyết tùng, tuỳ theo các quan điểm phân loại học mà có thể xếp vào từ một đến bốn loài khác nhau[1][5][6][7][8][9][10][11][12][13][14]:

  • Cedrus deodara (đồng nghĩa C. libani subsp. deodara), tên thông thường: Tuyết tùng Himalaya, tuyết tùng - 雪松 nghĩa là thông tuyết. Là loài bản địa ở tây Himalaya. Lá màu xanh lục sáng đến màu xanh lục nhạt phấn, 25–60 mm;
  • Cedrus libani: Tuyết tùng Liban, còn gọi là hương bách hay hương bá (香柏). Quả vảy mịn, có hai (hoặc tối đa bốn) phân loài:
    • C. libani subsp. libani: Hương bách Liban, còn gọi là hương nam. Sống tại vùng núi của Liban, phía tây Syria và trung-nam Thổ Nhĩ Kỳ. Lá màu lục đậm đến lục lam phấn xám, 10–25 mm.
    • C. libani subsp. stenocoma: Hương bách Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng núi phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Lá màu lục lam phấn xám, 8–25 mm.
  • Cedrus brevifolia (đồng nghĩa C. libani subsp. brevifolia, C. libani var. brevifolia): Tuyết tùng Síp, Vùng núi Cộng hòa Síp. Lá màu lục lam phấn xám, 8–20 mm.
  • Cedrus atlantica (đồng nghĩa C. libani subsp. atlantica): Tuyết tùng Atlas. Vùng núi các nước Bắc châu Phi như MarocAlgérie. Lá màu xanh lục đậm đến màu lục lam phấn xám, 10–25 mm.